Đăng ký khám


Tiểu đường thai kỳ - sinh thường hay sinh mổ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường trong máu trong thời gian mang thai. Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục hợp lý sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng này để đảm bảo quá trình chuyển dạ và sinh nở được an toàn nhất.

1.    Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn lượng đường trong máu trong thời gian mang thai. Bệnh sẽ mất dần sau khi mẹ sinh xong. Nếu mẹ bầu đã từng bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai lần thứ nhất thì tình trạng này sẽ dễ quay lại trong lần mang thai thứ 2.
Tiểu đường thai kỳ cũng giống như bệnh tiểu đường ở người thường. Hầu hết các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thường ít có triệu chứng rõ ràng. Chỉ có một vài người nhận thấy qua việc đi tiểu nhiều, khát nước thường xuyên.... Nguyên nhân dễ gây nên bệnh chính là: do ăn nhiều đồ ngọt, ăn thực phẩm dầu mỡ, nhu cầu thèm ăn, huyết áp cao, lười vận động,...

nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ
Biểu hiện tiểu đường thai kỳ thường không rõ ràng

2.    Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tuy tiểu đường thai kỳ không ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ trong thời kỳ mang thai nhưng lại nguy hiểm khi có dấu hiệu chuyển dạ hoặc trong lúc sinh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi.
Đối với mẹ bầu:
- Có nguy cơ bị băng huyết sau sinh.
- Thai nhi to nên khi sinh dễ gây chấn thương cho mẹ: gẫy xương đòn, trật khớp,...
- Dễ xảy ra tiền sản giật. Mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật cao gấp 4 lần so với những mẹ bầu không mắc bệnh.
- Xảy ra tình trạng sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.
- Thai to do mẹ bị tiểu đường nên có tỉ lệ mổ lấy thai sẽ cao hơn là sinh thường. 
Đối với thai nhi:
- Thai nhi có khả năng bị dị dạng.
- Lượng insulin tăng làm phổi bị ảnh hưởng khiến trẻ có khả năng suy hô hấp.
- Có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh và tim mạch,..
- Tỷ lệ tử vong sẽ tăng cao từ 2 – 5 lần so với bình thường.
- Lượng đường trong cơ thể thai nhi tăng hơn so với những trẻ khác và dễ có nguy cơ dẫn đến béo phì sau này.
- Trẻ sinh ra dễ bị hạ đường huyết và tụt canxi.

3.    Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh mổ hay sinh thường:

Mẹ bầu biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, mẹ có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể và thai kỳ vẫn có thể diễn ra bình thường mà không ảnh hưởng gì đến việc sinh nở. Việc áp dụng phương pháp sinh mổ hoặc sinh qua ngả âm đạo còn phụ thuộc vào nhiều lý do sản khoa khó có thể dự đoán sự được trong thai kỳ. Khi gần sinh hoặc chuyển dạ thì dự đoán có thể đúng hơn.

4.     Tiểu đường thai kỳ - mẹ bầu nên làm gì?

  • Thường xuyên tập thể dục:

Việc tập thể dục, vận động thường xuyên sẽ giúp lượng đường điều chuyển đến các tế bào khác, hạn chế tồn tại trong máu.
Các bà mẹ chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng, giữ nhịp tim không vượt trên ngưỡng 140 lần/ phút. Với 30 phút luyện tập mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi tiểu đường, khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút,...

xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe 

  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ:

Khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn dùng thuốc theo đơn. Trong quá trình điều trị, mẹ bầu phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để theo dõi kịp thời những biến động, chủ động phòng ngừa, kiểm soát hợp lý.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh của mẹ để kê đơn điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể. Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài để uống bởi vì có những loại thuốc không phù hợp dành cho phụ nữ đang mang thai, có thể dẫn đến sảy thai và những hậu quả đáng tiếc khác.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh:

Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường. Bởi vì cơ thể sẽ không sản sinh insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng mà lại bị tích tụ trong máu.
Ngoài ra, các chất béo và mỡ động vật, thức ăn chiên dầu chứa nhiều cholesterol cũng nên hạn chế đến mức tối đa. Những thực phẩm đóng gói, đóng hộp dùng ăn liền cũng cần được kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm trước khi đưa vào cơ thể.

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là một trong những địa chỉ y tế uy tín được không ít các mẹ bầu tin cậy. Dịch vụ Thai sản trọn gói của Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia Sản phụ khoa đầu ngành Hàn Quốc, với các phương pháp y khoa tiên tiến nhất hiện nay:

- Kẹp dây rốn  chậm, giúp giảm nguy cơ chảy máu não và tổn thương ruột cho bé.

- Da tiếp da giúp kích thích mạnh mẽ các phản xạ sinh tồn của bé.

- Tia plasma lạnh sau sinh giúp giảm thiểu tối đa những đau đớn mẹ gặp phải.

- Tận hưởng không gian nghỉ dưỡng riêng tư và môi trường thăm khám đạt chuẩn dịch vụ y tế 5 sao.

- Chế độ chăm sóc từ trước khi sinh, trong khi sinh cho tới sau sinh giúp mẹ phục hồi nhanh chóng.

Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat