Đăng ký khám


Xét nghiệm công thức máu 24 chỉ số

Xét nghiệm công thức máu 24 chỉ số

Xét nghiệm công thức máu (CTM), là một trong những xét nghiệm (XN) quan trọng, thường quy, được sử dụng nhiều nhất trong các XN huyết học. Hầu như tất cả bệnh nhân nhập viện đều làm xét nghiệm khám sức khỏe để đề phòng bệnh ...

Trước đây, CTM được thực hiện bằng dụng cụ đếm tay. Hiện nay, có máy đếm tự động, với tên gọi “tổng phân tích tế bào máu bằng máy đếm tự động”. Từ đó, việc thực hiện CTM trở nên đơn giản và nhanh chóng, chỉ vài chục giây cho một mẫu máu. Mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch, sau đó cho vào trong một ống nghiệm và đem phân tích trên máy. Các trị số của CTM thay đổi theo tình trạng sinh lý của cơ thể, ví dụ sau khi ăn no hay sau hoạt động nặng…


Các trị số của CTM thay đổi theo tình trạng sinh lý của cơ thể

Lợi ích của CTM là cung cấp cho các bác sĩ khám bệnh những thông tin hữu ích để chẩn đoán hoặc tiên lượng bệnh. Trên phiếu kết quả CTM đều có trị số bình thường (khoảng tham chiếu) để so sánh, các chỉ số bất thường, thường được in đậm hoặc gạch chân.

1. CÁC CHỈ SỐ CỦA HỒNG CẦU (HỒNG HUYẾT CẦU)

Hồng cầu có nhiệm vụ đem oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Hồng cầu có màu hồng và hình cầu, Do vậy, khi đủ số lượng hồng cầu da và niêm mạc (lưỡi, nướu răng, kết mạc mắt..) sẽ có màu hồng. Khi thiếu hồng cầu (thiếu máu) người bệnh sẽ có dấu hiệu da và niêm mạc không còn hồng, người bệnh cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng lao động, độ tập trung kém…

2.1. Ba chỉ số dùng để chẩn đoán thiếu máu:

RBC (Red Blood Cell): Số lượng hồng cầu.
HCT (Hematocrite): Dung tích hồng cầu
HGB (Hemoglobin): Lượng huyết sắc tố
Nếu 2 trong 3 chỉ số trên thấp so với bình thường được chẩn đoán thiếu máu. Ngoài ra, trong 3 chỉ số trên HGB rất quan trọng, theo WHO chẩn đoán thiếu máu nếu:

Nam: HGB < 13 g/dl (130 g/l)
Nữ: HGB < 12 g/dl (120 g/l)
Người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hay trẻ em: HGB < 11 g/dl (110 g/l) .

2.2. Hai chỉ số dùng để đánh giá tế bào hồng cầu:

MCV (Mean Corpuscular Volume) – Dùng để đánh giá kích thước hồng cầu: lớn, nhỏ hay bình thường.
Nếu chỉ số MCV thấp hơn so với bình thường, định bệnh hồng cầu nhỏ. Thường gặp trong bệnh thiếu chất sắt hay người mang gen Thalassemia…
Nếu chỉ số MCV cao hơn so với bình thường, định bệnh hồng cầu to. Thường gặp ở những người nghiện rượu, bệnh lý gan, thiếu Vitamine B12 , thiếu Acid folic..
MCH (Mean Corpuscular Hemoglobine) – Dùng để đánh giá màu sắc hồng cầu: đậm, lợt hay bình thường.
Nếu chỉ số MCH nhỏ hơn so với bình thường, định bệnh hồng cầu nhược sắc (lợt màu). Thường gặp trong bệnh thiếu chất sắt hay người mang gen Thalassemia…
Nếu chỉ số MCH cao hơn so với bình thường, định bệnh hồng cầu ưu sắc (đậm màu). Thường gặp ở những người nghiện rượu, bệnh lý gan, thiếu vitamine B12 , thiếu Acid folic..

II. CÁC CHỈ SỐ BẠCH HUYẾT CẦU (BẠCH CẦU)

Tế bào bạch cầu (BC) làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, chống lại sự xâm nhập của vi trùng, siêu vi trùng hay vật lạ (được ví như những người lính bảo vệ cơ thể). Số lượng BC thay đổi khi có thai, hoặc sau khi ăn no…

2.1. Số lượng bạch cầu chung:

WBC (white blood cell). Bình thường từ 6-9 k/ µL (6 ngàn đến 9 ngàn trong 1 micro lít máu)

Nếu BC > 10 k/µL: gọi là tăng bạch cầu, thường gặp trong các trường hợp có vết thương tụ mủ, chấn thương, sau mổ hoặc các bệnh về máu…
Nếu BC < 4 k/µL: gọi là giảm bạch cầu, thường gặp trong các trường hợp nhiễm siêu vi trùng (virus) như cúm, sốt xuất huyết, hoặc các bệnh về máu…

2.2. Năm loại Bạch cầu:

BC trung tính (NEU), BC ưa acid (EOS), BC ưa base (BASO), BC đơn nhân

(MONO), BC Lympho (LYM). Số lượng các BC sẽ tăng hay giảm tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

III. TIỂU CẦU (PLT):

Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu. Khi bị đứt tay hay chấn thương tiểu cầu sẽ tập trung lại tạo nút cầm máu, gọi là “nút tiểu cầu”. Vì vậy, khi số lượng tiểu cầu giảm so với bình thường người bệnh dễ bị bầm hay chảy máu. Số lượng tiểu cầu bình thường là 150 - 300 k/µL.

Tùy theo mức độ giảm số lượng tiểu cầu dấu hiệu chảy máu sẽ xuất hiện nhiều hay ít. Khi số lượng tiểu cầu từ 60 k à 100 k/µL, người bệnh rất ít khi chảy máu. Nhưng nếu số lượng tiểu cầu dưới 20 k/µL người bệnh thường xuất hiện chảy máu tự nhiên như chảy máu mũi, máu răng, tiểu máu, đi cầu phân đen…

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat