07/05/2019
Tổng quan về phẫu thuật cắt polyp dạ dày
Chị Mai Hương ( Hà Nội ) có câu hỏi tới Bệnh Viện Bảo Sơn như sau: Chào BS dạo gần đây tôi hay có dấu hiệu buồn nôn, đau khi nhấn vào bụng và khi đi vệ sinh thấy xuất hiện máu. Sau khi đi khám tại Bệnh Viện Bạch Mai các bác sỹ có nói tôi bị Polyp dạ dày vì vậy cần phải cắt bỏ. BS có thể cho tôi biết rõ hơn về việc cắt polyp dạ dày cũng như những điều cần lưu ý sau khi phẫu thuật Polyp nội soi không? Tôi xin cám ơn.
Bệnh Viện Bảo Sơn: Chào bạn, đầu tiên cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Qua những gì bạn đã nói thì đúng là bạn đang có những triệu chứng của Polyp dạ dày. Để tìm hiểu rõ hơn về việc này mời bạn tham khảo bài viết chi tiết dưới đây:
NỘI DUNG CHÍNH
Polyp dạ dày là gì? Khi nào cần phẫu thuật cắt polyp dạ dày?
- Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến Polyp dạ dày
- Các yếu tố làm tăng cơ hội phát triển của Polyp dạ dày
- Cắt polyp dạ dày có nguy hiểm không?
Phẫu thuật cắt polyp được tiến hành thế nào?
Những lưu ý khi cắt polyp dạ dày
Chi phí cắt polyp dạ dày
Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật cắt polyp dạ dày
Sau phẫu thuật bệnh nhân cần ăn uống, sinh hoạt như thế nào?
Cách phát hiện bất thường sau khi phẫu thuật nội soi polyp dạ dày
Địa chỉ uy tín về việc cắt polyp dạ dày
Polyp dạ dày là gì? Khi nào cần phẫu thuật cắt polyp dạ dày?
Polyp dạ dày là các khối u lành tính được hình thành ở lớp lót tế bào dạ dày. Thực chất, đây là hiện tượng tế bào ở niêm mạc dạ dày, tá tràng nhô cao hơn bề mặt. Polyp dạ dày không gây ra bất kì triệu chứng, biểu hiện bất thường nào trên cơ thể và chỉ được phát hiện thông qua việc nội soi dạ dày.
Polyp dạ dày
Tuy nhiên, nếu khối polyp dạ dày đủ lớn, chúng sẽ gây một số hiện tượng như đau tức bụng, viêm niêm mạc xuất huyết dạ dày, đồng thời làm cản trở đường tiêu hóa.
Do đó, phẫu thuật polyp dạ dày được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Khối polyp dạ dày có kích thước lớn hơn 0,5 cm, số lượng polyp dạ dày nhiều.
- Khối polyp dạ dày tuyến nghi ngờ có ung thư về sau.
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến Polyp dạ dày
Viêm dạ dày mạn tính: là tình trạng viêm dạ dày kéo dài và liên tục tái phát, là nguyên nhân chính gây polyp tăng sản và polyp u tuyến. Thông thường Polyp tăng sản thường không có khả năng dẫn đến ung thư, tuy nhiên với những người có đường kính 1 cm thì nguy cơ cao hơn rõ rệt.
Sử dụng thường xuyên thuốc dạ dày: Những người hay uống thuốc ức chế bơm proton để giảm acid dạ dày thường dễ mắc polyp tuyến.
Đa số polyp tuyến đều có kích thước nhỏ và không phải nguyên nhân gây lo ngại. Tuy nhiên, nếu polyp tuyến có đường kính lớn hơn 2 cm sẽ dễ dẫn đến ung thư hơn. Vì vậy để điều trị bác sĩ thường khuyên bạn nên ngừng dùng thuốc ức chế bơm proton để cắt polyp.
Ngoài ra, dùng các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này.
Các yếu tố làm tăng cơ hội phát triển của Polyp dạ dày:
- Tuổi tác: Những người trung niên khoảng trên 50 tuổi thường mắc bệnh đau dạ dày như Polyp là phổ biến hơn.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn: Vi khuẩn H. pylori chính là tác nhân gây viêm dạ dày, viêm loét dạ dày , góp phần làm tăng trưởng khối u tuyến.
- Hội chứng đa Polyp tuyến có tính gia đình (FAP): Đây là hội chứng hiếm gặp, thường góp phần gây nên ung thư tiêu hóa trong đó có Polyp dạ dày.
Cắt polyp dạ dày có nguy hiểm không?
Phẫu thuật cắt polyp dạ dày có thể gây chảy máu quá nhiều, thủng nội tạng hoặc nhiễm trùng.
Nếu bạn cần phẫu thuật bác sĩ có thể khuyên bạn nên ngừng thuốc làm loãng máu trước khi làm thủ thuật.
Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, việc phẫu thuật loại bỏ polyp có thể kích hoạt sự lây lan nhiễm trùng, vì vậy có khả năng bác sĩ sẽ đợi đến khi nhiễm trùng được điều trị hoàn toàn rồi mới chỉ định thủ thuật.
Tuy nhiên, đây đều là những biến chứng hiếm gặp, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được giải thích cặn kẽ.
Phẫu thuật cắt Polyp dạ dày bằng phương pháp nội soi
Phẫu thuật cắt polyp được tiến hành thế nào?
Phẫu thuật cắt Polyp dạ dày bằng phương pháp nội soi đã và đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một sợi dây thòng lọng qua ống nội soi rồi đưa sống này qua miệng, xuống dạ dày, móc vào đáy của khối polyp.
Đáy của polyp dạ dày được đốt bằng dòng điện kiểm soát bằng vi tính để phòng chảy máu, sau đó sẽ cắt rời cuống polyp dạ dày bằng vòng dây. Quá trình thực hiện sẽ được theo dõi và kiểm soát bằng máy tính
Sau khi loại bỏ khối polyp bên trong dạ dày, chúng sẽ được đưa đi làm xét nghiệm sinh thiết để khám tầm soát sàng lọc bệnh ung thư dạ dày.
Những lưu ý khi cắt polyp dạ dày
Khoảng 1-2 ngày trước khi phẫu thuật, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải ăn uống nhiều chất lỏng và nhịn đói ít nhất 8 giờ trước khi phẫu thuật.
Khi bắt đầu phẫu thuật, bác sĩ gây mê bằng cách cho bạn uống hoặc tiêm thuốc an thần, thông thường bạn vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện.
Sau đó, bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi dài được kết nối với máy ảnh vào trong dạ dày. Loại phẫu thuật cắt bỏ polyp thường được sử dụng là Snare polypectomy, đây là một kỹ thuật trong đó bác sĩ vòng một sợi dây mỏng (thòng lọng) để cắt những polyp lớn hơn 1cm. Thòng lọng sử dụng nhiệt nóng hoặc lạnh được sử dụng để đốt các mô polyp còn lại.
Tùy thuộc vào vị trí của polyp và các yếu tố khác, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau trước, trong hoặc sau khi làm thủ thuật.
Nhịn ăn 8 tiếng và uống nhiều nước trước khi mổ nội soi
Chi phí cắt polyp dạ dày
Hiện nay tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn chi phí cho mỗi lần cắt bỏ Polyp dạ dày bằng phương pháp nội soi với giá: 3.500.000 đến 4.000.000 (tùy từng trường hợp bệnh).
Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật cắt polyp dạ dày
Phẫu thuật cắt bỏ khối polyp dạ dày là một trong những phương pháp tiến bộ và thuận tiện nhất y học hiện nay vì sẽ giúp bạn tránh được việc phải mổ hở. Theo đó, bệnh nhân:
- Không mất nhiều máu bởi khối polyp dạ dày được cắt, đốt và cầm máu bằng thiết bị chuyên biệt.
- Không gây đau cho bệnh nhân.
- Thời gian phẫu thuật ngắn, chỉ khoảng ̀5-15 phút tùy vào vị trí, kích thướt của khối polyp dạ dày.
- Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể hoạt động bình thường, không cần phải nằm viện.
Sau phẫu thuật bệnh nhân cần ăn uống, sinh hoạt như thế nào?
Theo BS Ngoại tiêu hóa cho biết: Sau khi tiến hành phẫu thuật nội soi cắt bỏ polyp dạ dày, bệnh nhân có thể tự theo dõi và chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà theo những nguyên tắc sau:
- Sau khi phẫu thuật nội soi gây mệ, người bệnh không được tự ý sử dụng phương tiện giao thông. Lúc này, cần có người nhà đưa đi và đưa về từ bệnh viện.
- Nghỉ ngơi, tránh những hoạt động mạnh, lao lực như di chuyển xa, leo núi, đi bơi…
- Chế độ ăn hằng ngày sau khi cắt bỏ khối u cần bổ sung những món nhẹ, dễ tiêu hóa. Cách tốt nhất là bạn nên ăn cháo nhuyễn với rau trong khoảng 3 ngày, khi ăn nên chia nhỏ bữa chính thành những bữa ăn phụ trong ngày.
- Hạn chế những thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, nóng, đồ ăn ngọt…; Thay vào đó, bệnh nhân sau phẫu thuật cần bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau, củ, hoa quả, sữa tươi… để bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất.
- Khi ăn, cần ăn chậm, nhai kĩ để hỗ trợ hoạt động co bóp của dạ dày khi tiêu hóa thức ăn.
- Tuyệt đối không dùng những thuốc ảnh hưởng đến máu như aspirin, thuốc giảm đau có naproxen, ibuprofen, trong 2 tuần sau khi soi.
Tránh xa rượu bia các chất kích thích sau khi cắt Polyp dạ dày
Cách phát hiện bất thường sau khi phẫu thuật nội soi polyp dạ dày
G.S Quyết cho biết: Với những khối polyp nhỏ, các vết chân sẹo sẽ được liền trong vòng 1 tuần. Còn đối với những khối polyp dạ dày lớn có vòng thắt chân polyp trước khi mổ nội soi, chúng sẽ tự rời khỏi vết cắt trong khoảng 1 tuần.
Tuy vậy, nếu như bệnh nhân có những biểu hiện như: phù nề hậu môn, chảy máu, sốt, ớn lạnh, ho, khó thở, run tay run chân, chóng mặt, buồn nôn, dịch nôn có màu nâu hay màu đỏ tươi, phân có màu đen, mùi khắm, bụng căng cứng thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và khắc phục kịp thời.
Địa chỉ uy tín về việc cắt polyp dạ dày
Khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là một địa chỉ uy tín về việc cắt polyp dạ dày bằng phương pháp nội soi. Tại đây, bệnh nhân sẽ được hưởng những ưu đãi đặc quyền sau:
- Thăm khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh và phương pháp điều trị.
- Bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết cho ca phẫu thuật.
- Bác sĩ tiến hành phẫu thuật.
- Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục theo dõi thêm tại bệnh viện theo chỉ định của bác sĩ.
- Sau khi đã hồi phục, bệnh nhân tất toán ra viện.
|
Xem thêm: