21/12/2019
Siêu âm màu thai nhi có thực sự gây hại?
Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán y học giúp bạn nhìn thấy hình ảnh thai nhi ngay từ khi còn nằm trong bụng. Đồng thời, cũng giúp bác sĩ phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh của thai nhi. Hiện nay, có các loại siêu âm như siêu âm 2D và siêu âm màu. Vậy liệu siêu âm màu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Dưới đây là một số thông tin về siêu âm màu thai nhi mà các bậc cha mẹ cần biết.
1. Siêu âm màu thai nhi là gì?
Siêu âm màu thai nhi thực chất là siêu âm thai 3D và siêu âm thai 4D. Trong đó, siêu âm thai 3D là phương pháp siêu âm 3 chiều, giúp bạn có thể nhìn thấy kích thước thật của thai nhi cũng như soi được nội tạng, các mô cũng như soi được khuôn mặt và các nét của thai nhi.
Siêu âm thai 4D thực chất vẫn là siêu âm 3D với hình ảnh động giúp bạn có thể thấy hình ảnh thai nhi đang chuyển động. Siêu âm màu là phương pháp hỗ trợ đắc lực giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Siêu âm màu giúp các bác sĩ chẩn đoán sớm những dị tật bẩm sinh ở thai nhi
2. Lợi ích của siêu âm màu
- Cung cấp hình ảnh thai nhi từ nhiều góc độ. Siêu âm màu giúp bạn nhìn rõ thai nhi hơn, cung cấp nhiều thông tin hơn so với siêu âm thông thường ( siêu âm 2D)
- Siêu âm màu thai nhi giúp bạn nhìn thấy em bé khi đang mỉm cười, di chuyển tay chân, ngáp, mút ngón tay, chân,….
- Siêu âm màu xác định giới tính của thai nhi chuẩn xác hơn. Siêu âm màu còn hiển thị ra bên ngoài cũng như các bộ phận cơ quan nội tạng trong cơ thể thai nhi
3. Các mốc siêu âm màu thai nhi
- Lần 1: Từ tuần 11 đến tuần 16: Mục đích để bác sĩ xác định bạn có thai hay không, vị trí của thai( trong hay ngoài tử cung), số lượng thai nhi, ngày dự sinh ( +/- 7 ngày), đo độ mờ da gáy để sớm phát hiện hội chứng Down, phát hiện sớm một số dị tật bẩm sinh như vô sọ, thoát vị rốn,.. phát hiện bất thường trong nhiễm sắc thể.
- Lần 2: Từ tuần 17 đến tuần 19
- Lần 3: Từ tuần 20 đến tuần 23: Mục đích để bác sĩ theo dõi và phát hiện những bất thường của thai nhi, nước ối, nhau thai và về dị tật sứt môi hở hàm ếch hay nội tạng của thai nhi.
- Lần 4: Từ tuần 31 đến 34: Mục đích để bác sĩ phát hiện ra các vấn đề về tim mạch, mạch máu, não,.. của thai nhi. Đồng thời cũng biết được tình trạng cân nặng , ngôi thai, nước ối của thai nhi để thai phụ có thể chuẩn bị cho lần sinh nở của bản thân.
4. Siêu âm màu có hại cho thai nhi không?
Đây là vấn đề mà các bậc cha mẹ luôn quan tâm nhất. Bởi các bậc cha mẹ luôn lo lắng và luôn muốn biết con mình có phát triển bình thường hay con có khỏe mạnh hay không. Theo các bác sĩ cho rằng, các mẹ siêu âm định kì theo lịch của bác sĩ đưa ra thì sẽ hoàn toàn không gây hại đến thai nhi. Nếu như các thai phụ quá lạm dụng việc siêu âm thì những bức xạ từ máy siêu âm vào thai nhi sẽ làm cho thân nhiệt của mẹ bầu tăng lên, làm tổn thương não bộ thai nhi dẫn đến dị tật bẩm sinh. Chưa kể đến siêu âm nhiều cũng làm cho thai phụ mệt mỏi khi phải đi lại, chờ đợi và lo lắng, tốn kém về kinh tế.
Mẹ siêu âm định kì theo lịch của bác sĩ đưa ra thì sẽ hoàn toàn không gây hại đến thai nhi
5. Những điều thai phụ cần làm khi đi siêu âm
- Trước khi siêu âm, thai phụ cần uống nhiều nước và nhịn tiểu làm căng bàng quang để nhìn thai nhi rõ hơn.
- Mặc quần áo thoải mái khi đi siêu âm.
Với những thông tin trên hi vọng rằng đã giải đáp được thắc mắc siêu âm màu có gây hại cho thai nhi hay không và giúp các mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh. Để được tư vấn và đăng ký thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng 12, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.