Đăng ký khám


Mẹ bầu nên biết về đo độ PH âm đạo để ngừa sinh non

Thời gian mang bầu chính là khoảng thời gian mang lại cho mẹ bầu nhiều nỗi lo âu và mệt mỏi. Và nỗi lo lớn nhất của các bà bầu là làm sao để em bé sinh ra thật khỏe mạnh. Trong đó mẹ bầu nên biết về đo độ PH âm đạo để ngăn ngừa sinh non trong thai kỳ.

1.    Triệu chứng nhiễm trùng âm đạo:

Theo nhiều ý kiến của bác sĩ, để thai nhi có 1 sức khỏe tốt ngay trong bụng mẹ cần phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cũng như nguy hiểm trong thai kỳ từ những điều tưởng chừng rất đơn giản như đau bụng, ra khí hư,....
Trong âm đạo có một hệ vi khuẩn cân bằng với số lượng lớn các vi khuẩn lactobacilli và một số lượng nhỏ các vi sinh có hại: vi khuẩn, virus và các vi sinh khác. Hệ miễn dịch có chứ năng duy trì không cho quá nhiều các loại vi khuẩn có hại phát triển và được giúp sức bởi  lactobacilli - Các vi khuẩn này sản xuất ra acid lactic làm môi trường âm đạo trở nên acid, điều này góp phần làm cho các vi khuẩn có hại duy trì ở một mức cân bằng.
Nồng độ acid ở âm đạo được xác định vào chỉ số pH. Càng nhiều acid thì pH âm đạo càng thấp. Giá trị pH bình thường ở âm đạo khoảng 4.0-4.4.
Đôi khi số lượng của lactobacilli bị giảm vì hệ miễn dịch suy giảm, vì yếu tố tác động bên ngoài hoặc chúng giảm số lượng do sự xâm chiếm của các vi khuẩn khác. Tất cả những điều này có thể được phát hiện nhờ vào sự tăng pH của âm đạo lên trên 4.4.
Khi mức pH trên 4,4 là một chỉ định của việc giảm rõ rệt lactobacilli (còn gọi là sự mất cân bằng môi trường âm đạo) đây là dấu hiệu báo có tình trạng nhiễm trùng âm đạo. Vì vậy chúng ta có cơ hội xác định và điều trị tình trạng mất cân bằng môi trường âm đạo trước khi chúng gây ra các biến chứng.



Mẹ bầu nên chú ý những biểu hiện bất thường khi bị viêm âm đạo

2.    Mẹ bầu hoàn toàn có thể tự phòng tránh đẻ non

Giảm viêm âm đạo có tác dụng giảm tỉ lệ lớn đẻ non. Viêm nhiễm âm đạo có thể lan đến tử cung và có thể tác động đến cổ tử cung và tạo cơn co tử cung, gây vỡ ối, cuối cùng là dẫn đến đẻ non. Viêm âm đạo cũng làm nhiễm trùng thai, gây sảy thai, đẻ non.

Vì vậy mà mọi bà bầu được khuyến cáo tự khám, tự kiểm tra tại nhà để có thể phát hiện sớm những triệu chứng có thể gây đẻ non hoặc sảy thai.
>>>xem thêm: mẹ bầu có được đặt thuốc khi bị viêm âm đạo

3.    Làm thế nào để tự xác định độ pH âm đạo?

Sử dụng găng tay kiểm tra độ pH có thể đo độ pH bất cứ khi nào bạn muốn. chúng ta chỉ cần đeo găng tay vào, miếng chỉ thị màu nằm ở ngón trỏ bàn tay, bạn chỉ cần đưa vào âm đạo khoảng 2-3cm. ngay sau đó đưa ra ngoài và so sánh với bảng chỉ thị màu , nếu pH ở mức 4.0-4.4 là bình thường.
Chú ý: bạn vẫn có thể đo pH âm đạo ngay cả khi bạn dùng thuốc kháng sinh, kể cả kháng sinh đặt đường âm đạo. Đừng lo sợ khi pH âm đạo tăng vì kháng sinh diệt cả vi khuẩn có hại và lactobacilli. Nếu pH tăng bạn nên sử dụng các thuốc làm cân bằng pH âm đạo, và thuốc làm phát triển hệ vi khuẩn lactobacilli.

4.    Mẹ bầu cần làm gì khi pH âm đạo quá cao?

Mẹ bầu cũng đừng quá lo sợ khi pH âm đạo cao hơn ngưỡng bình thường. Ví dụ, pH âm đạo có thể thay đổi sau khi quan hệ tình dục bởi vì tinh dịch có tính kiềm. Vì vậy bạn nên đợi 12h sau khi quan hệ tình dục để thử pH, trừ khi bạn có sử dụng bao cao su. Một lý do khác làm pH cao có thể là nhiễm trùng đường tiết niệu.
Chú ý: nếu pH âm đạo của bạn quá cao bạn nên thử lại sau một vài giờ hoặc đợi đến ngày hôm sau. Nếu pH vẫn cao hơn bình thường bạn nên đến gặp bác sỹ để khám và điều trị. Khi thử thấy pH cao các bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh bội nhiễm các loại vi khuẩn hoặc virus khác.


Các chỉ số bất thường của độ PH âm đạo cũng là 1 trong những nguy cơ sinh non 

5.    Bao lâu thì mẹ bầu nên đo pH âm đạo?

Mẹ bầu nên đo pH âm đạo từ khi bắt đầu mang thai đến ít nhất là hết tuần 34(siêu âm thai 34 tuần tuổi )  tốt nhất là đến cuối thai kỳ, bởi vì nếu bạn bị viêm âm đạo cũng sẽ ảnh hưởng đến em bé khi đi ra ngoài qua đường âm đạo. Thậm chí nếu bạn biết đến việc thử pH âm đạo này muộn bạn vẫn nên sử dụng càng sớm càng tốt như là một biện pháp phòng viêm âm đạo.
Thường thì bạn nên kiểm tra 2 lần một tuần, nhưng nếu có một vấn đề gì đó bất thường, bạn có thể thử thường xuyên hơn, điều này không hề gây hại gì cho cơ thể, đặc biệt trong trường hợp bạn có nguy cơ đẻ non hoặc có tiền sử sinh non.

6.    Những dấu hiệu cảnh báo dọa đẻ non

Các bà bầu nên đến gặp bác sỹ của mình ngay khi bạn gặp những triệu chứng sau đây:

- Ra máu âm đạo

- Đo pH thấy là 4,7 hoặc cao hơn. Đặc biệt là pH cao có thể gây ra rỉ ối hoặc thậm chí ối vỡ non.

- Ngứa âm hộ.

- Ra khí hư có mùi hôi.

- Sốt hoặc đi ngoài.

- Đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu són.

- Có cơn co tử cung.
>>> tham khảo: Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat