Đăng ký khám


Mẹ bầu cần biết khi nào thì rạch tầng sinh môn

Trong quá trình sinh nở thì rạch tầng sinh môn vốn là nỗi ám ảnh khôn nguôi của những mẹ bầu sinh thường. Vậy tại sao phải thực hiện thủ thuật này và cách chăm sóc vết thương như thế này? Cách ngăn ngừa và chăm sóc tầng sinh môn.

1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của tầng sinh môn

1.1.Cấu tạo:

Tầng sinh môn là phần mô nằm giữa âm đạo và hậu môn, là một phần của bộ phận sinh dục nữ. Kích thước tầng sinh môn khoảng 3-5cm và đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản của người phụ nữ.

Tầng sinh môn có cấu tạo gồm 3 tầng: tầng nông, tầng giữa và tầng sâu. Ở mỗi tầng sẽ có cơ và một lớp cân riêng:

- Tầng nông: gồm năm cơ (ngang nông, hành hang, ngồi hang, khít âm môn và thắt hậu môn). Cơ thắt hậu môn nằm trong tầng sinh môn sau còn các cơ còn lại nằm trong tầng sinh môn trước.

- Tầng giữa: gồm có cơ thắt niệu đạo và cơ ngang sâu nằm trong tầng sinh môn trước, được bao bọc bởi hai lá cân tầng sinh môn giữa.

- Tầng sâu: gồm có cơ ngồi cụt và cơ nâng hậu môn được bao bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sâu.

1.2.Chức năng:

Tầng sinh môn có chức năng bảo vệ và nâng đỡ những cơ quan quan trọng của vùng chậu: tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Được ví như "cửa giao hợp" - nơi tiếp nhận tinh trùng trước khi vào tử cung và đồng thời còn đóng vai trò cần thiết trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đời sống tình dục cho nữ giới 

Trong quá trình sinh nở, tầng sinh môn sẽ giãn nở cho thai nhi ra bên ngoài được an toàn và dễ dàng. Trong trường hợp tầng sinh môn không có khả năng giãn nở tốt, đặc biệt đối với các sản phụ lần đầu sinh con, tầng sinh môn còn cứng và chắc dễ dẫn đến tình trạng tách tầng sinh môn, gây tổn thương khi sinh. Vết khâu lại tầng sinh môn bị rách sẽ không thể thẩm mỹ bằng việc khâu lại vết cắt chủ động với thủ thuật rạch tầng sinh môn.

thủ thuật rạch tầng sinh môn

Hình ảnh minh họa rạch tầng sinh môn (Internet)

2. Tại sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh con:

Thực tế khi sản phụ đến gần lúc lâm bồn, bộ phận sinh dục sẽ dần dần mở rộng các cơ, tầng sinh môn sẽ giãn nở 1 cách tự nhiên để trẻ sơ sinh dễ dàng chui lọt ra bên ngoài. Tuy nhiên, không phải sản phụ nào cũng gặp thuận lợi như vậy. Việc mở rộng và giãn ra cũng co giới hạn nhất định. Việc sinh nở sẽ càng trở nên khó khăn hơn nhất là khi phần đầu của trẻ sơ sinh quá to hoặc trẻ có trọng lượng lớn. Để xử lý những tình huống đó, các bác sĩ sẽ phải chỉ định thực hiện một thủ thuật nhỏ đó là rạch tầng sinh môn. Thủ thuật được tiến hành bằng cách cắt một đường ngắn vừa đủ trên tầng sinh môn để mở rộng khu vực này. Lúc này, trẻ sơ sinh được thuận lợi chào đón nhanh chóng và sản phụ không phải gắng hết sức rặn dẫn đến rách tầng sinh môn.

3. Khi nào thì bác sĩ chỉ định rạch tầng sinh môn:

Đây là một thủ thuật tương đối nhỏ đối với sản khoa, thường được thực hiện ở phụ nữ mang thai con so. Nhưng điều đó không có nghĩa là thai phụ nào cũng cần áp dụng thủ thuật này. Đối với 1 số mẹ bầu khi khám thai, bác sĩ xác định khả năng sinh đẻ tốt hoặc thai nhi thì có thể bỏ qua thủ thuật này. Tuy nhiên, các trường hợp nên chủ động thực hiện rạch để hỗ trợ cho việc sinh nở diễn dàng hơn. Đó là:

- Sản phụ mang thai ngoài tuổi 35

- Có độ linh hoạt và co giãn của tầng sinh môn kém

- Bị viêm âm đạo hoặc vùng đáy chậu có phù nề

- Mắc bệnh tim mạch, có hiện tượng tăng huyết áp thai kỳ

- Cơ tử cung của người mẹ co bóp không đủ lực

- Đầu của thai nhi có đường kính lớn, khó chui ra ngoài

- Phần cổ tử cung đã mở rộng và đầu thai nhi đã xuống thấp, nhưng có dấu hiệu suy thai, thai có thể chết lưu.
 

4.Thủ thuật rạch tầng sinh môn:

Thông thường sản phụ sẽ được tiêm thuốc gây tê tại chỗ ở phần đáy chậu. Đối với thai phụ được thực hiện phương pháp sinh đẻ không đau bằng cách gây tê màng cứng thì không cần tiến hành gây tê ở vùng đáy chậu nữa, vì khu vực này đã được làm tê rồi. Nhiều khi thủ thuật rạch tầng sinh môn được thực hiện khi sản phụ có dấu hiệu xuất hiện cơn co bóp tử cung và rặn đẻ khi cơn co lên đến đỉnh điểm. Lúc đó, quá trình sinh nở cần được can thiệp sâu hơn để hỗ trợ trẻ sơ sinh ra ngoài một cách thuận lợi hơn.

rạch tầng sinh môn
Hình ảnh minh họa khâu tầng sinh môn (Internet)

Với một số trường hợp sản phụ quá đau do cơn co bóp tử cung nên không cảm nhận hết được cảm giác đau khi cắt tầng sinh môn. Một số sản phụ khác đã được can thiệp bằng thuốc tê tại chỗ từ trước đó, thì cảm giác đau trong lúc rạch tầng sinh môn đã giảm đi rất nhiều lần. Nếu sản phụ có cảm nhận được, thì chỉ thấy bác sĩ thực hiện 1 vết cắt rất nhanh, cảm giác đau có thì chỉ nhói lên một chút thoáng qua.

5. Những rủi ro của rạch tầng sinh môn

Thủ thuật cắt tầng sinh môn không gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ nhưng lại ảnh hưởng phần nào đến quá trình sinh và cuộc sống sau khi sinh. Rạch tầng sinh môn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và tỷ lệ thiếu máu trong khi sinh do sản phụ mất máu nhiều. Sản phụ trải qua thủ thuật này cần 1 một khoảng thời gian hồi phục lâu hơn. Sau khi sinh, họ thường cảm thấy mất tự chủ và khó khăn trong việc tiểu tiện, ngay cả khi vết rạch đã lành. Đồng thời, thủ thuật này còn dẫn đến nguy cơ rách âm hộ nghiêm trọng.

Nếu sản phụ không đảm bảo việc chăm sóc vết khâu ở tầng sinh môn sau khi rạch có thể khiến cho vết khâu tầng sinh môn bị rách, bục chỉ,...

6. Bí quyết không bị rạch tầng sinh môn khi sinh thường:

Sinh thường không phải là một điều dễ dàng đối với các bà mẹ và không phải ai cũng có thể sinh con bằng con đường ngã âm đạo một cách thuận lợi. Một số lời khuyên để có thể sinh thường dễ dàng và hạn chế tối đa việc phải cắt tầng sinh môn.

Trong thai kỳ:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

  • Massage vùng chậu hay còn gọi là massage tầng sinh môn để làm tăng khả năng đàn hồi cho tầng sinh môn. Nên massage đều đặn mỗi ngày trước sinh 6-8 tuần. Thao tác massage nhẹ nhàng, có thể massage tay không hoặc kết hợp với dầu dừa hay dầu olive.

  • Tập kegel: Kegel là các bài tập cơ vùng chậu dành cho phụ nữ mang thai. Bài tập này vừa giúp thư giãn vừa tăng khả năng đàn hồi cho cơ chậu, từ đó thuận lợi hơn cho quá trình sinh đẻ.

  • Đi bộ nhẹ nhàng thường xuyên vào tháng cuối cùng của thai kỳ để bé dễ xuống vùng sàn chậu, thuận lợi cho việc chào đời.


Chế độ ăn uống cho các mẹ sau rạch tầng sinh môn(Internet)

Trong quá trình chuyển dạ:

  • Chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi sinh.

  • Rặn đẻ đúng cách và đúng lúc.

  • Đi lại vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và nhân viên y tế.

  • Có thể vê núm vú để kích thích làm tăng co bóp tử cung hỗ trợ cho quá trình sinh được dễ dàng hơn.

  • Cố gắng hít thở đều, hít vào thở ra từ từ bằng miệng, điều chỉnh nhịp thở dần nông hơn và phối hợp nhịp nhàng với các cơn co tử cung.

  • Trong quá trình chuyển dạ, các cơn đau sẽ khiến người mẹ mất sức rất nhiều và thường có cảm giác háo nước, có thể để người mẹ nhấp một chút nước để cảm thấy dễ chịu hơn.

Sinh con là dấu ấn rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Bởi vậy những kiến thức cơ bản về sinh thường và rạch tầng sinh môn trên rất cần cho các mẹ. Tuy nhiên cũng không nên lo lắng hay trang bị cho mình thật nhiều sự hiểu biết về sinh đẻ đẻ có thể đón con chào đời một cách an toàn khỏe mạnh.

Mẹ bầu có thể tham khảo dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn với lộ trình thăm khám khoa học cho bà mẹ mang thai trước - trong - sau sinh với các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đảm bảo việc theo dõi sản phụ có 1 thai kỳ khỏe mạnh và cuộc chuyển dạ an toàn. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
>>>xem thêm:
vết khâu tầng sinh môn bị lồi 

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat