14/04/2022
Mắc bệnh tiểu đường có chữa được không?
Bệnh tiểu đường rất khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm nếu áp dụng sớm và đúng pháp đồ điều trị.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một tình trạng bệnh lý chỉ những rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Khi hóc-môn insulin do tuyến tụy sản sinh bị thiếu hoặc không làm được nhiệm vụ chuyển hóa đường, làm cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao, và các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động.
2. Có những loại tiểu đường nào?
Bệnh tiểu đường chia làm 3 loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
2.1 Tiểu đường tuýp 1:
Thường được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin, là bệnh mà có sự phá huỷ tế bào beta của đảo tuỵ (tế bào tiết insulin), gây ra sự thiếu hụt nsulin và phải sử dụng nguồn nsulin) từ bên ngoài đưa vào cơ thể. Tiểu đường tuýp 1 thường khởi phát nhanh, rầm rộ.
Triệu chứng tiểu đường tuýp 1 bao gồm: Ăn nhiều, uống nhiều (hay khát nước), tiểu nhiều (do đường trong nước tiểu cao, gây lợi niệu thẩm thấu), gầy nhiều (gầy sút cân)…
Khi nhận thấy có nhiều nguy cơ mắc bệnh cao như: tiền sử gia đình, mắc bệnh tự miễn, triệu chứng rầm rộ,… cần làm ngay các xét nghiệm:
- Xét nghiệm có kháng thể kháng đảo tụy, định lượng insulin máu thấp hoặc bằng 0.
- Soi đáy mắt để tìm tổn thương võng mạc.
- Điện tâm đồ tìm dấu hiệu bệnh mạch vành.
- Xét nghiệm LDL-C, HDL-C, Cholesterol, triglyceride, tổng phân tích nước tiểu,…
Điều trị bệnh Tiểu đường tuýp 1 cần kết hợp các biện pháp nào?
Chế độ ăn phù hợp: đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lí. Đặc biệt chuyên gia dinh dưỡng sẽ hỗ trợ bạn lên chế độ ăn phù hợp để kiểm soát dinh dưỡng và đường huyết này.
Tập thể dục đều đặn: 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Lưu ý chăm sóc cẩn thận chân và kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện sớm nếu có biến chứng.
Kiểm soát đường huyết: đối với tuýp 1 thì kiểm soát bằng insulin ngoại sinh là chủ yếu. Dùng theo phác đồ, tuân thủ giờ tiêm và liều lượng tránh bị tụt đường huyết.
Kiểm soát huyết áp: ưu tiên ức chế men chuyển/ức chế thụ thể khi có biến chứng thận (captopril, ibesartan, losartan..)
2.2 Tiểu đường tuýp 2:
Tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2 xảy ra khi cơ thể bạn không tạo ra hoặc không sử dụng tốt insulin. Bạn có thể phải dùng thuốc viên hoặc insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất.
Phác đồ điều trị tiểu đường type 2
Phải nhanh chóng đưa lượng glucose máu về mức quản lý tốt nhất, đạt mục tiêu đưa HbA1C về khoảng từ 6,5 đến 7,0% trong vòng 3 tháng. Không áp dụng phương pháp điều trị bậc thang mà dùng thuốc phối hợp sớm.
Bên cạnh việc điều chỉnh lượng glucose máu phải đồng thời lưu ý cân bằng các thành phần lipid máu, các thông số về đông máu, duy trì số đo huyết áp... Theo dõi, đánh giá tình trạng kiểm soát mức glucose trong máu bao gồm mức glucose máu lúc đói, glucose máu sau ăn, đặc biệt là mức HbA1c – được đo từ 3 đến 6 tháng/lần. Khi cần phải dùng insulin (như trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật).
Ngoài ra dùng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường.
2.3 Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là trường hợp bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, thường gặp ở những tháng cuối từ tháng thứ 6 trở đi của thời kỳ thai nghén. Vì trong 3 tháng cuối thai phát triển rất nhanh nên nhu cầu về cung cấp năng lượng của người mẹ tăng cao hơn. Mặt khác trong khi có thai cơ thể của người mẹ cũng sinh ra một số các nội tiết tố có tác dụng đề kháng insulin.
Thời điểm thích hợp để tầm soát Tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm Tiểu đường cho phụ nữ mang thai thường được thực hiện vào tuần thứ 24 – 28 bằng nghiệm pháp dung nạp glucose. Khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết để họ tư vấn chế độ ăn, vận động thích hợp cho tình hình bệnh lý của từng thai phụ. Đa phần khoảng 90% thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ có thể kiểm soát đường huyết tốt thông qua việc điều chỉnh ăn uống và tăng cường vận động, chỉ một số ít thai phụ cần sử dụng thêm thuốc insulin.
Sau thai kỳ, thai phụ cần xét nghiệm bệnh tiểu đường sau 6-12 tuần sinh em bé, và sau đó định kỳ 1-3 năm.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ ngay?
Cơ địa và tình trạng bệnh lý ở nhiều người là khác nhau, chính vì vậy khi phát hiện bị Tiểu đường cần gặp bác sĩ ngay để có liệu trình khám - điều trị ngay lập tức giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh lý võng mạc gây mù mắt, bệnh lý thận gây suy thận, bệnh lý mạch máu ngoại vi dẫn đến đoạn chi và các biến chứng nghiêm trọng khác từ bệnh tiểu đường.
Tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn hiện có dịch vụ quản lý bệnh Tiểu đường (đái tháo đường) giúp tầm soát bệnh & tránh biến chứng nghiêm trọng.
Gói quản lý đái tháo đường và tăng mỡ máu tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn bao gồm đầy đủ các danh mục kiểm tra theo chuyên khoa như nội tiết, thận, tiết niệu, hô hấp, tim mạch, mắt, răng hàm mặt theo từng giai đoạn giúp kiểm soát 100% các biến chứng nguy hiểm.
- Đội ngũ bác sĩ là các chuyên gia giàu kinh nghiệm từng công tác tại các bệnh viện lớn đầu ngành với trình độ chuyên môn cao.
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả
- Phác đồ điều trị nhanh, hiệu quả và phù hợp với từng bệnh nhân nhất bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn
- Lịch thăm khám định kì nhằm kiểm soát các bệnh phối hợp như cao huyết áp, mỡ máu cao.
- Linh hoạt trong lấy mẫu xét nghiệm tại nhà và thăm khám online
- Chi phí cực kỳ hợp lý và tiết kiệm
Liên hệ ngay để đăng ký khám và điều trị bệnh Tiểu đường (Đái tháo đường) tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn TẠI ĐÂY!
Hotline: 1900 599 858 hoặc 091 585 0770