icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

14/06/2021

Đái tháo đường type 1: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Đái tháo đường là tình trạng bệnh lý khi lượng đường trong máu quá cao, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của các cơ quan quan trọng trong cơ thể.Theo thời gian, bệnh có thể tiến triển làm xuất hiện biến chứng tại nhiều bộ phận trên cơ thể, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của đái tháo đường type 1 bạn cần nên biết những gì? 

1. Định nghĩa đái tháo đường type 1:

Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Trong đó, có thể không sử dụng glucose do thiếu hiệu sản xuất insulin hoặc không sử dụng insulin hoặc cả hai. 

Tiểu đường gồm hai thể chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Tiểu đường type 1 là bệnh mà có sự phá hủy tế bào beta của đảo tụy (tế bào insulin), gây ra sự thiếu hụt insulin và phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể.

2. Nguyên nhân tiểu đường type 1:

Bệnh tiểu đường type 1 là tình trạng từ miễn dịch. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy sản xuất insulin gây ra các tổn thương vĩnh viễn. Hiện này, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng cơ thể tự tấn công tuyến tụy, có thể do di truyền và môi trường. Các yếu tố về lối sống không liên quan đến nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường type 1.

tiểu đường type 1

3. Triệu chứng tiểu đường type 1:

  • Khát nước: Cơ thể sẽ tăng cảm giác khát để bù lại lượng nước thiếu hụt do tiểu nhiều, đồng thời bổ sung nước từ bên ngoài sẽ giúp pha loãng và làm giảm độ nhớt của máu.

  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường: Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao, cơ thể tăng đào thải đường qua nước tiểu, chính vì vậy bạn sẽ thấy đi tiểu nhiều hơn.

  • Mắt mờ, tầm nhìn bị hạn chế: Nước bị kéo nhiều vào trong thủy tinh thể (ống kính của mắt), gây hạn chế tầm nhìn.

  • Mệt mỏi thường xuyên: Các tế bào thiếu năng lượng nên bạn sẽ thấy mệt mỏi, không đủ sức làm việc.

  • Dễ bị nhiễm trùng cũng như các vết thương khó lành hơn: Bởi vì môi trường đường rất thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, tổn thương mạch máu, độ nhớt máu tăng làm sự dịch chuyển các dòng máu cũng trở nên khó khăn hơn.

  • Ăn nhiều nhưng gầy nhiều, sụt cân nhanh: Mặc dù ăn vào nhiều nhưng không chuyển hóa được glucose khiến cơ thể “đói” năng lượng và sụt cân một cách nhanh chóng không rõ lý do.

Nếu gặp các triệu chứng kể trên bạn cần nên thăm khám bác sĩ là cách tốt nhất giúp phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này.

4. Biến chứng đái tháo đường type 1 cần chú ý:

- Biến chứng cấp tính:

Hôn mê nhiễm toan ceton: yếu, khát nước, khô da, mệt mỏi, thở nhanh,....Biến chứng này cần phải điều trị cấp cứu.

biến chứng đái tháo đường

- Biến chứng mạn tính:

  • Đau ngực thường không điển hình (do biến chứng mạch vành)

  • Loét, nhiễm trùng bàn chân

  • Đầy bụng, chậm tiêu, nuốt khó(biến chứng thần kinh tự động gây liệt dạ dày,, thực quản)

  • Tê bì dị cảm ở bàn chân (biến chứng mạch vành)

  • Nhìn mờ (do biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể)

5. Chẩn đoán đái tháo đường đường type 1:

Theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ, chẩn đoán tiểu đường type 1 cần:

- Chẩn đoán tiểu đường nói chung:

  • Đường huyết >11,1 mmol/l, kèm triệu chứng bệnh như ăn nhiều, tiểu nhiều, uống nhiều, gầy nhanh.

  • Đường huyết sau khi uống 75g glucose 2 giờ >11,1 mmol/l.

  • Đường huyết lúc đói (sau nhịn ăn từ 8 – 14 giờ) >7 mmol lặp lại 2 lần.

  • HbA1C > 6,5%.

- Chẩn đoán đái tháo đường type 1

  •  Khi tuổi khởi phát dưới 30 tuổi, có nguy cơ mắc bệnh cao như: tiền sử gia đình, mắc bệnh tự miễn, triệu chứng rầm rộ,…

  •  Xét nghiệm có kháng thể kháng đảo tụy, định lượng insulin máu thấp hoặc bằng 0.

  • Soi đáy mắt để tìm tổn thương võng mạc.

  •  Điện tâm đồ tìm dấu hiệu bệnh mạch vành.

  •  Xét nghiệm LDL-C, HDL-C, Cholesterol, triglyceride, tổng phân tích nước tiểu,…

6. Phương pháp điều trị đái tháo đường type 1:

- Bổ sung insulin:

Kiểm soát bằng insulin ngoại sinh là chủ yếu bằng việc: tiêm đúng giờ và liều lượng theo phác đồ để tránh tụt đường huyết.

Các loại insulin bổ sung gồm: 

  • Insulin thường tác dụng nhanh như Insulin Actrapid, Lispro,…
  • Insulin bán chậm như NPH, Lente,…
  • Insulin chậm như Ultralente,…
  • Insulin hỗn hợp Mixtard,…

- Tuyến tụy nhân tạo:

Vào tháng 9 năm 2016, lần đầu tiên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê chuẩn phương pháp điều trị tụy nhân tạo cho những người mắc bệnh tiểu đường type 1 từ 14 tuổi trở lên. Thiết bị cấy ghép liên kết máy theo dõi glucose liên tục, kiểm tra lượng đường trong máu cứ sau năm phút, để bơm insulin. Thiết bị sẽ tự động cung cấp lượng insulin chính xác khi máy theo dõi cho biết khi cần thiết. Hiện nay, đang có nhiều hệ thống tuyến tụy nhân tạo vẫn đang được thử nghiệm lâm sàng.

- Chế độ ăn uống khoa học:

Cần tập trung vào chế độ ăn uống của bạn vào các thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo, giàu chất xơ: trái cây, rau và các loại ngũ cốc. Nên ăn ít sản phẩm động vật và carbohydrate tinh chế: bánh mỳ và đồ ngọt. Chế độ ăn uống lành mạnh này được khuyến nghị ngay cả đối với những người không bị tiểu đường.

chế độ dinh dưỡng bệnh tiểu đường - đái tháo đường

- Các loại thuốc khác:

Các loại thuốc bổ sung cũng có thể được kê toa cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, như:

  • Thuốc điều trị tăng huyết áp. Bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế men chuyển angiotensin hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) để giúp thận của bạn khỏe mạnh hơn. Những loại thuốc này được khuyên dùng cho những người mắc bệnh tiểu đường có huyết áp trên 140/90 mm thủy ngân (mm Hg).
  • Aspirin. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng aspirin hàng ngày để bảo vệ trái tim.
  • Thuốc hạ cholesterol. Hướng dẫn về sử dụng cholesterol có xu hướng tích cực hơn đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL hay còn gọi là chất bé xấu) nên dưới 100 mg dL (2,6 mmol/L). Cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL hoặc chất béo tốt) của bạn được khuyến cáo là trên 50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở phụ nữ và trên 40 mg/dL (1 mmol/L) ở nam giới. Triglyceride, lý tưởng khi chúng dưới 150 mg / dL (1,7 mmol/L).

- Theo dõi lượng đường trong máu

Tùy thuộc vào loại insulin bạn chọn hoặc được bác sĩ chỉ định, bạn có thể cần kiểm tra và ghi lại mức đường trong máu của bạn ít nhất bốn lần một ngày.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyên bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu trước bữa ăn và bữa ăn nhẹ, trước khi đi ngủ, trước khi tập thể dục hoặc lái xe và nếu bạn nghi ngờ mình có lượng đường trong máu thấp. Theo dõi cẩn thận là cách duy nhất để đảm bảo rằng lượng đường trong máu của bạn vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu của bạn và theo dõi thường xuyên hơn có thể làm giảm mức A1C.

Ngay cả khi bạn dùng insulin và tuân chủ chế độ ăn theo đúng lịch trình thì lượng đường trong máu có thể thay đổi khó lường. Bạn nên tìm hiểu và ghi lại mức độ đường trong máu của bạn thay đổi như thế nào khi sử dụng thực phẩm, hoạt động, bệnh tật, thuốc men, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố và rượu.

- Hoạt động thể dục thể thao:

Mọi người đều cần tập thể dục thường xuyên, và những người mắc bệnh tiểu đường type 1 cũng không ngoại lệ. Trước tiên, bác sĩ đồng ý cho phép bạn tập thể dục. Sau đó bạn lựa chọn các hoạt động bạn thích, chẳng hạn như đi bộ hoặc bơi lội và biến chúng thành một phần trong thói quen hàng ngày của bạn. Đặt mục tiêu tập thể dục aerobic ít nhất 150 phút mỗi tuần, không quá hai ngày mà không cần tập thể dục, mục tiêu cho trẻ em là ít nhất một giờ mỗi ngày.

cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Nếu bạn bắt đầu một hoạt động mới, hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên hơn cho đến khi bạn biết hoạt động đó ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn như thế nào. Bạn có thể cần phải điều chỉnh kế hoạch bữa ăn hoặc liều insulin để bù cho hoạt động tăng lên.

Khám xét nghiệm chỉ số đường huyết 6 tháng/lần hoặc trang bị máy đo đường huyết tại nhà là cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện và điều trị, ngăn chặn biến chứng bệnh đái tháo đường kịp thời. Với đội ngũ chuyên gia bác sĩ giỏi chuyên môn, y đức song hành, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là một trong những địa chỉ đáng tin cậy để đăng ký gói khám tầm soát bệnh lý đái tháo đường.

Để đặt lịch thăm khám và tư vấn với bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực điều trị bệnh đái tháo đường và các bệnh lý nội tiết tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mời bạn vui lòng liên hệ Hotline 091 585 0770 hoặc Tổng đài 1900 599 858.

(Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa)

 
zalo
Thông Báo
Đóng