Đăng ký khám


Cơn gò tử cung có nguy hiểm không?

Không phải cơn gò tử cung nào cũng là dấu hiệu của dọa sinh non, dọa sảy hay chuyển dạ. Có những cơn gò sinh lý, có những cơn gò chuyển dạ thực sự. Vì thế, mẹ cần nhận biết đúng để có sự phản ứng kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Những cơn gò cứng bụng hay còn gọi là cơn gò tử cung thường bắt đầu từ cuối tam cá nguyệt thứ hai đến khoảng tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên,  hiện tượng này cũng có thể xảy ra sớm hơn ngay từ tuần 12 trở đi. Có những cơn gò khác nhau về cường độ và thời gian mà bạn không thể nhận biết được. Dưới đây là các loại cơn gò mẹ cần biết để có sự chuẩn bị kịp thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé:

con go tu cung co nguy hiem khong 1

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể thấy xuất hiện các cơn gò tử cung sinh lý và cơn gò chuyển dạ

Nhận biết cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò sinh lý)

Vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu có thể nhận thấy những cơn gò tử cung bất chợt trong ngày. Đây là cơn gò Braxton – Hicks hay còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả, thường không đều và không thường xuyên. Những cơn gò này là cách để cơ thể hay tử cung luyện tập cho ngày lâm bồn, đồng thời làm cơ tử cung săn chắc, thúc đẩy mái đến nhau thai. Cơn gò sinh lý thường có đặc điểm:

- Xuất hiện bất chợt, không thành cơn, thường kéo dài 30 giây

- Không đau đớn, cảm giác căng tức vùng bụng dưới

- Thường sẽ tự biến mất khi bạn nghỉ ngơi, thư giãn

Theo bác sĩ chuyên khoa sản bệnh viện Phụ sản HN, có thể có những cơn đau tức không phải gò tử cung mà do động ruột vì tử cung lớn dần chèn ép nên không đáng ngại, có thể dùng thuốc giảm co thông thường nếu thấy khó chịu.

Con go tu cung co nguy hime khong 2

Với những cơn gò sinh lý, mẹ bầu không cần quá lo lắng và tham khảo một vài mẹo nhỏ giúp làm giảm đáng kể các cơn co này

Đặc điểm của cơn gò tử cung chuyển dạ

Cơn gò của chuyển dạ trước 37 tuần gọi là chuyển dạ sinh non, sau 37 tuần gọi là chuyển dạ đủ tháng. Không giống như con gò Braxton-hicks, cơn gò chuyển dạ là dấu hiệu báo trước bạn sắp sinh với đặc điểm:

- Đau thực sự toàn bộ vùng bụng dưới và thành cơn (20 phút 1 cơn với doạ sinh non, 10 phút 2 cơn với chuyển dạ đẻ đủ tháng)

- Cường độ đau ngày càng mạnh thậm chí gây đau đớn cho mẹ và tần suất dày hơn

- Ra nhầy hồng âm đạo (máu báo) hoặc ra ối (vỡ ối)

Ngay khi thấy những dấu hiệu này, mẹ bầu nên gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, đánh giá độ biển đổi của cổ tử cung và chạy monitoring.

Các cách giúp mẹ bầu giảm cơn gò tử cung khi mang thai

Khi cơ thể xuất hiện cơn gò chuyển dạ hoặc cơn gò sinh lý, mẹ bầu có thể tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây để giảm đau như:

- Nếu là cơn gò Braxton-Hicks, mẹ nên tắm bồn nước ấm, tắm vòi hoa sen với nước ấm hoặc dùng một chai nước ấm bọc trong chiếc khăn mềm để chườm nhẹ lên bụng bầu. Để tránh gây hại cho thai nhi, bầu chỉ nên tắm nhanh và đặc biệt lưu ý nhiệt độ nước.

- Uống một ly nước ấm lúc này sẽ khiến giảm cơn đau hiệu quả

- Khi cảm thấy đau, bầu có thể thử hít thở chậm và sâu hoặc thử thay đổi tư thế.

Nếu đã tham khảo các cách giảm cơn gò sinh lý khi mang thai mà không hiệu quả, mẹ bầu có thể gọi điện tới tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn kịp thời.

 

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat