Đăng ký khám


Bí quyết giúp mẹ bầu đẩy lùi chứng đau lưng khi mang thai

Trong quá trình mang thai, có khoảng 80% các mẹ bầu đều trải qua các cơn đau lưng và hông. Cơn đau lưng nhiều nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, thường xảy ra ở khớp cùng xương chậu nơi tiếp giáp với cột sống. Hiện tượng không nguy hiểm nhưng sẽ khiến bà bầy khó chịu và gây nhiều phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày. Bí quyết giúp cho các bà bầu hạn chế được chứng đau lưng khó chịu trên như thế nào?

1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng

- Thay đổi hormone:

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone relaxin có tác dụng giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vùng chậu bao gồm các cơ, dây chằng vùng lưng dưới. Các cơ, dây chằng này không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở làm giảm sự liên kết của các khớp xương thiếu đi sự liên kết, lỏng lẻo dẫn đến tình trạng đau.

- Tăng cân:

Sự phát triển của thai nhi và cân nặng của thai phụ ngày càng tăng khiến cho cột sống, khung xương chậu phải gánh sức nặng này khiến mẹ bầu bị đau lưng.

- Thay đổi tư thế:

Trong thời kỳ mang thai, tử cung lớn dần cùng với thai nhi khiến cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn, trọng tâm của cơ thể thay đổi. Để giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển, mẹ bầu thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức.

- Giãn nở khung chậu:

Mà bầu bị đau lưng có một phần nguyên nhân do kích thước khung chậu thay đổi. Sự giãn nở của bộ phần này sẽ khiến mỗi liên kết giữa các khớp yếu đi, dẫn đến tình trạng đau nhức 

- Căng thẳng, stress

Phụ nữ mang thai rất dễ bị căng thẳng và xuống tinh thần. Những yếu tố tâm lý này sẽ khiến bà bầu bị đau lưng trong các giai đoạn quan trọng của thai kỳ.

mẹ bầu bị đau lưng
Vào cuối thai kỳ mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ hơn về chứng đau lưng khi mang thai

2. Bí quyết chế độ sinh hoạt cải thiện tình trạng đau lưng của mẹ bầu:

Bà bầu bị đau lưng có thể nói là một tình trạng rất khó tránh khỏi, Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi cơn đau hiệu quả nếu biết cách khắc phục hợp lý, Theo các chuyên gia, bà bầu bị đau lưng nên thực hiện những nguyên tắc sau.

- Hạn chế nâng đỡ đồ nặng:

Vốn dĩ mẹ bầu đã chịu nhiều áp lực từ bào thai nên nếu phải nâng đỡ nhiều vật nặng, cột sống sẽ rất dễ bị tổn thương gây đau nhức. Mẹ bầu hãy nhớ luôn đảm bảo làm việc quá sức trong thời kỳ mang thai, luôn đặt sự an toàn của bản thân và thai nhi lên hàng đầu.

- Chú ý đến tư thế:

Tư thế đứng, ngồi và di chuyển rất quan trọng đối với việc duy trì hình dạng cột sống. Bởi thế, mẹ bầu cần thay đổi ngay thói quen vận động sai tư thế nếu muốn bảo vệ cột sống và đẩy lùi cơn đau:

+ Tư thế đứng: phải luôn giữ cho lưng và đầu thẳng, căng cơ bụng và cơ hông để giúp vùng thắt lưng của bạn dễ chịu hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên duy trì tư thế này quá lâu, dễ khiến chân nhức mỏi.

+ Tư thế ngồi: luôn đảm bảo cho lưng luôn được nâng đỡ, có thể kê một chiếc gối nhỏ hình chữ D để làm phần đệm lên ghế.

+ Tư thế nằm: mẹ bầu nên nằm trên nệm bằng và chắc chắn. Không nên sử dụng loại đệm lún và tính đàn hồi cao. Điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến cột sống và thắt lưng của mẹ.
>>>xem thêm:
Dịch vụ cấy que tránh thai tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn

chứng đau lưng khi mang thai
Tập thể dục là cách mẹ bầu hạn chế được chứng đau lưng khi mang thai

- Chườm nóng:

Một trong những cách khắc phục các triệu chứng đau nhức ở lưng nhanh chóng nhất. Mẹ bầu có thể dùng túi chườm nóng áp lên vùng lưng bị đau để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không có dấu hiệu giảm mà chuyển biến nặng hơn hoặc mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh về cột sống, xương khớp thì nên đến ngay bệnh viện thăm khám ngay để được chữa trị kịp thời. 

3. Mẹ nên đi khám bác sĩ nếu thấy các triệu chứng:

- Đau ngày càng tăng làm bạn hết sức căng thẳng.

- Đau lưng liên tục không thể giảm đau.

- Đau lưng kèm các triệu chứng như: sốt, chảy máu âm đạo hoặc cảm giác bạn sẽ sinh sớm.

- Cảm giác đau buốt hay rát khi đi tiểu

- Phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên hoặc thuốc giảm đau cũng không làm bạn dễ chịu được

Thường vào 3 tháng cuối kỳ mẹ bầu sẽ bị đau lưng nhiều hơn. Đó là những tháng thời điểm vô cùng nhạy cảm, chỉ với những bất thường nhỏ cũng có thể là những dấu hiệu của sinh non, thai lưu, động thai. Bởi thế, thai phụ nên tích cực khám thai thường xuyên để theo dõi sức khỏe của bé và có những biện pháp can thiệp sớm nếu có bất thường xảy ra. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat