Đăng ký khám


Điểm danh những bệnh mùa hè mẹ bầu hay mắc phải và biện pháp phòng tránh

Mùa hè nóng bức chính là thời điểm đang lo ngại nhất các mẹ bầu trước nguy cơ bị bệnh tật tấn công. Dưới đây là các loại bệnh thường gặp vào mùa hè và cách phòng ngừa, mẹ bầu nên tham khảo để tránh những rủi ro không đáng có cho sức khỏe mẹ và thai nhi

1. Bệnh tiêu chảy:

Mùa hè là điều kiện khiến thức ăn nhanh bị ôi thiu về dễ bị nhiễm khuẩn virus, vi trùng hoặc các ký sinh trùng khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn. Để đề phòng, mẹ nên thực hiện vệ sinh sạch sẽ khi chế biến thức ăn. Không nên ăn những loại thức ăn được chế biến sẵn ngoài chợ, không đảm bảo vệ sinh và những đồ ăn đóng hộp kém chất lượng. Ngoài ra, mẹ bầu nên uống nước đun sôi để nguội và hạn chế uống nước đá, nước ngọt có ga gây rối loạn tiêu hóa

những bệnh mùa hè mẹ bầu hay mắc phải
Mẹ bầu nên cẩn trọng những biểu hiện nghi ngờ bị tiêu chảy

Để tránh tình trạng này xảy ra mẹ bầu cần:

  • Vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không dùng nhiều các thức ăn lạnh hay thức ăn đã có dấu hiệu hỏng.
  • Không được ăn rau sống khi chưa được làm sạch.
  • Hạn chế tối đa những loại thực phẩm nhiều gia vị và chất béo.
  • Tuyệt đối tránh xa những loại đồ ăn tái, sống và những hàng quán không đảm bảo vệ sinh.
  • Không ăn những thực phẩm qua ngày hoặc có mùi chua, hôi.
  • Mẹ cần loại bỏ ra khỏi thực đơn những loại nước ngọt có ga để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa.

2. Bệnh sốt xuất huyết mùa hè:

Sốt xuất huyết là bệnh mẹ bầu thường gặp vào mùa hè. Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu sẽ yếu hơn so với bình thường. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh tấn công. Bà bầu bị sốt xuất huyết sẽ xuất hiện 2 triệu chứng chính là sốt và xuất huyết. Bệnh thường gặp vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Bên cạnh một số triệu chứng khác như đau đầu, mệt mỏi, kèm theo đau họng... Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây sinh non, lây truyền virus từ mẹ sang con, thai nhi suy dinh dưỡng... Bởi thế mẹ bầu cần chủ động phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh những nơi muỗi ẩn nấp. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng là cách hạn chế bệnh sốt xuất huyết cho mẹ bầu. Thai phụ hãy ăn nhiều các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, bưởi,... Khi có bất kỳ dấu hiệu sốt xuất huyết nào mẹ bầu nên cần đi khám bác sĩ ngay để điều trị bệnh kịp thời.

3. Thủy đậu:

Thủy đậu cũng là một trong số các bệnh bà bầu thường gặp vào mùa hè. Theo thống kế hàng năm, thời điểm bùng phát bệnh thủy đậu mạnh vào giao mùa xuân sang hè. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu dễ gặp các biến chứng: viêm phổi, tổn thương hệ thần kinh, thậm chí là tử vong.


Biến chứng khi mắc phải thủy đậu trong thai kỳ mẹ bầu nên cẩn trọng

Bởi thế, cần tiêm phòng bệnh thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 2 tháng. Với những trường hợp đã mang thai và chưa kịp tiêm phòng bệnh:

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, bổ sung nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh thủy đậu, do bệnh dễ lây lan từ người này qua người khác thông qua đường hô hấp.

4. Các bệnh về da:

Mùa hè thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ tăng cao khiến bà bầu đổ mồ hôi nhiều. Tình trạng bít tắc lỗ chân lông nhiều hơn sẽ gây phát ban, ngứa ngáy và các bệnh về da. Các bệnh về da tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xong lại khiến chị em phụ nữ mang thai cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Để chủ động phòng tránh các bệnh về da, bà bầu cần:

  • Uống đủ từ 1,5l đến 2l nước mỗi ngày. Bổ sung càng nhiều càng tốt khi vận động.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da bằng các loại sữa dưỡng thể sau khi tắm hoặc sử dụng bình xịt khoáng cho da khi cảm thấy da bị nóng
  • Để làm giảm các cơn ngứa ngáy, mẹ bầu hãy tắm nước mát và để da khô tự nhiên.
  • Khi ra ngoài bắt buộc phải sử dụng kem chống nắng dành riêng cho phụ nữ mang bầu. Tránh hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhất là vào những ngày nắng nóng cao điểm.

5. Bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa luôn được coi là nỗi ám ảnh của tất cả các chị em phụ nữ không riêng gì bà bầu. Đặc biệt trong thời tiết mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao kèm theo rất nhiều mồ hôi khiến vùng kín lúc nào cũng ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm và một số vi khuẩn phát triển.

Mẹ bầu nên để ý cơ thể của mình đặc biệt là vùng kín, bởi khi mắc những triệu chứng trên mẹ có thể đã bị:

  • Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn.
  • Viêm đường tiết niệu.
  • Viêm nhiễm âm đạo do nấm.
  • Viêm âm đạo do loạn khuẩn.
  • Viêm phần phụ.
  • Viêm âm đạo do trùng roi.

Với những loại viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai, khi mắc phải nếu chủ quan kéo dài mẹ sẽ rất dễ bị sảy thai, sinh non,... Bởi thế nếu trong quá trình mang thai, mẹ thấy vùng kín của mình có những dấu hiệu gì bất thường thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ sớm nhất có thể. 

mẹ bầu thận trọng viêm âm đạo
Những loại viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai mẹ bầu không nên chủ quan

Biện pháp cho mẹ bầu cũng cần lưu ý phòng tránh:

  • Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Sử dụng những loại dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn, có ít hóa chất. Lưu ý khi vệ sinh vùng kín chỉ cần rửa nhẹ nhàng bên ngoài mà không cần thụt sâu bên trong.
  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh đã chấm dứt hoàn toàn.
  • Chỉ nên dùng vòi hoa sen để tắm thay vì ngâm mình trong bồn nước để tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Lựa chọn đồ lót chất liệu thấm hút mồ hôi, cotton co giãn.

6. Bệnh đường hô hấp:

Bệnh cảm cúm, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng là các bệnh mẹ bầu hay mắc phải vào mùa hè do sức đề kháng yếu. Bệnh cảm cúm là bệnh rất hay gặp và cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Đặc biệt là đối với những mẹ bầu do sức đề kháng khi mang thai bị suy giảm nên rất dễ bị virus tấn công. Viêm phế quản do phế quản bị nhiễm trùng có thể từ bên ngoài hoặc do các vi khuẩn kí sinh trong cổ họng gây ra. Bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất dễ gây viêm phổi, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Viêm mũi dị ứng: chủ yếu là do bụi bẩn, nhiệt độ nóng lạnh thất thường tạo điều kiện cho virus sinh sôi và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Tuy bệnh viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng những triệu chứng của bệnh cũng dẫn đến tình trạng khó ngủ, mệt mỏi căng thẳng, đau họng cho mẹ. Điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Biện pháp cho mẹ phòng tránh:

  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C và nhóm B, dầu cá,... để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Rửa tay sạch sẽ và hạn chế đến gần người bệnh để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh
  • Không nên mở quạt quá lớn hoặc điều hòa thấp dẫn đến khô mũi họng, làm khô chất nhầy bảo vệ đường hô hấp.
  • Tránh sự thay đổi đột ngột nóng sang lạnh
  • Tiêm phòng trước khi mang thai

Để được thăm khám bệnh phụ khoa trong thai kỳ cũng như tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

 

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat